Trong thời đại công nghiệp như hiện nay, lò hơi đã trở nên quen thuộc và phổ biến. Nó được sử dụng hầu hết trong các ngành công nghiệp từ truyền thống cho đến hiện đại.Lò hơi là thiết bị sử dụng các nhiên liệu như (than, củi, trấu, giấy vụn…) để đun sôi nước và tạo thành hơi nước mang nhiệt phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp như giặt là khô, sấy gỗ, sấy quần áo …
Lò hơi đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ công nghiệp như hiện nay.
1.GIỚI THIỆU VỀ LÒ HƠI
Lò hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình cháy sẽ truyền cho nước trong lò để biến nước thành hơi, chế tạo lò hơi căn bản khác nhau tùy theo từng loại lò hơi. Lò hơi được sử dụng phổ biến trong công nghiệp như nhà máy hóa chất, đường, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thực phẩm ...
Lò hơi được chế tạo theo một quy trình chặt chẽ và phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật.
Lò hơi có rất nhiều công dụng và chức năng khác nhau như là: sản xuất hơi chạy tua bin để quay máy phát điện, cung cấp hơi cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau hoặc thậm chí trong những hoạt động hằng ngày cũng cần đến lò hơi.Vì thế mà lò hơi được chế tạo theo nhiều cách khác nhau để người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa phù hợp với mục đích của mình.
2. Quá trình chế tạo lò hơi:
Mỗi lò hơi sẽ có những kiểu dáng, đặc điểm, thông số kỹ thuật rất khác nhau.
Các bước cơ bản trong quá trình chế tạo lò hơi như sau:
Phải tính toán được quá trình cháy và hiệu suất của lò: ta phải tính toán lượng không khí vừa đủ để đốt cháy một kg nhiên liệu ( lò hơi sử dụng được rất nhiều loại nhiên liệu vì thế mà tùy từng loại ta có những thông số kỹ thuật khác nhau.) , đồng thời tính toán các tổn thất trong quá trình cháy để từ đó biết được hiệu suất của chế tạo lò hơi, và cuối cùng phải xác định được lượng nhiên liệu tiêu hao trong quá trình đó.
Bước tiếp theo để chế tạo lò hơi là phải xác định kích thước của lò, bao gồm: chiều dài buồng đốt, đường kính buồng đốt, diện tích bức xạ bề mặt trong, diện tích dàn đối lưu, số ống sinh hơi đối lưu, số ống trên một pass.
Mỗi lò hơi có kích thước và đặc điểm khác nhau nên quy trình chế tạo cũng có những sự khác nhau nhất định.
Tiếp đến là xác định tính trao đổi nhiệt trong buồng lửa: ở bước này ta có thể biết được nhiệt lượng hữu ích tỏa ra trong buồng lửa, nhiệt lượng truyền lại cho buồng lửa với 1 kg nhiên liệu.
Bước tiếp theo trong quá trình chế tạo lò hơi là tính toán các bề mặt đối lưu: ở bước này ta sẽ xác định được diện tích truyền nhiệt và hệ số trao đổi nhiệt cho dàn đối lưu, tính toán nhiệt pass 1, tính toán nhiệt pass 2.
Trên là những bước cơ bản trong quá trình chế tạo lò hơi, tuy nhiên trong quá trình chế tạo người ta có thể có những thay đổi sao cho phù hợp.