1.QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG BẢO TRÌ LÒ HƠI
Bảo dưỡng bảo trì lò hơi là một công đoạn cần thiết để đảm bảo lò hơi hoạt động an toàn.
Bảo dưỡng bảo trì lò hơi gồm các bước sau:
Làm sạch các bề mặt tiếp xúc lửa bằng bàn chải hoặc sử dụng máy hút bụi mạnh để hút bụi.
Lau sạch các đường khói: Kiểm tra đường khói và ống khói, làm sạch bụi.
Làm sạch bề mặt tiếp xúc nước: Tháo các cửa làm vệ sinh lò, kiểm tra các nút ở ống nước chữ T và Thập và các phao ở các cột nước. Qua đó rửa sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc nước.
Kiểm tra thùng đựng dầu: Kiểm tra cặn và nước tích tụ trong thùng đựng dầu. Phải giữ thùng được đầy để tránh ngưng tụ hơi nước vào mùa hè.
Kiểm tra mức dầu trong các van thủy lực: Nếu có rò rỉ phải sữa chữa ngay lập tức.Đây cũng là bước quan trọng trong bảo dưỡng bảo trì lò hơi
Kiểm tra ống thủy: Nếu có sự ăn mòn ở bên trong ở phần mức nước, thay ống mới và đệm kín. Với những lò hơi tạm ngưng họat động ống thủy phải được bao bọc an toàn.
Thay thế và lắp đặt lại toàn bộ van an toàn: Sử dụng van an toàn đã được kiểm định để lắp đặt lại.
Khi lò hơi cứ 1 tháng vận hành thì phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần.
Trong quá trình bảo dưỡng bảo trì lò hơi cần chú ý nếu nhiên liệu sử dụng là dầu thì cần kiểm tra tình trạng của bơm nhiên liệu. Bơm nhiên liệu bị mòn thì việc kiểm tra hàng năm là thời gian thích hợp để phục hồi và thay thế.
Bơm cung cấp cho lò hơi, các bộ lọc phải được phục hồi. Các chi tiết của bơm cung cấp bị mòn phải được thay thế.
Bộ thu hồi hơi nước ngưng tụ phải được xả, rửa sạch: Kiểm tra lại bên trong nếu có thể. Nếu bình chứa có một van bổ sung thì nó phải được đại tu và kiểm tra sự họat động chính xác.
Hệ thống cung cấp hóa chất phải được xả, rửa nước và phục hồi hoàn toàn. Van lưu lượng hoặc bơm cũng phải được phục hồi trong thời gian này.
Vặn chặt tất cả các đầu dây điện: Tất cả các đầu dây điiện phải được kiểm tra chắc chắn đặc biệt là ở các khởi động từ và các rơle rời.
Kiểm tra bộ khử khí hoặc hệ thống cung cấp: Kiểm tra nhằm đảm bảo các thiết bị không bị dơ, bị ăn mòn và các lớp lót không bị hư hay rơi ra. Kiểm tra cơ khí, thiết bị.
2.VỆ SINH VÀ BÀO DƯỠNG BẢO TRÌ LÒ HƠI
a. Vệ sinh
Tùy theo mức độ nước cấp và mức độ sử dụng lò hơi thông thường được vệ sinh cứ 3 đến 6 tháng /1 lần
Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất. kết hợp với thủ công cơ khí nhờ cửa vệ sinh ống nước và vệ sinh dưới bụng lò.
b. Bảo dưỡng bảo trì lò hơi
Bơm nhiên liệu bị mòn thì việc kiểm tra hàng năm là thời gian thích hợp để phục hồi và thay thế.
Khi lò hơi cứ 1 tháng vận hành thì phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần. Đặc biệt chú ý các loại van, ống thuỷ,áp kế, và ống sinh hơi xem có hiện tượng rò rỉ không? Tro có bị tích tụ ở cuối lò không? ghi có bị võng, cháy không, các lớp vữa chịu nhiệt có bị hư hại không, án lò có bị cháy không. nếu hư hỏng cần khắc phục hoặc thay thế.
Từ 3 ¸ 6 tháng vận hành lò hơi thì phải ngừng lò kiểm tra sửa chữa toàn diện và kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò hơi.
Việc bảo dưỡng bảo trì lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn và quy phạm về nồi hơi hiện hành.